Monday, August 20, 2012

'Cần di chuyển hết cây xà cừ ra khỏi thành phố'


“Việc trồng cây xanh trong thành phố Hà Nội đang mắc sai lầm nghiêm trọng khi lựa chọn giống cây”, GS. Nguyễn Lân Hùng chia sẻ trước thực trạng cây đổ chết người trong mùa mưa bão.

Tình trạng cây đổ sau mỗi trận mưa, bão đã diễn ra trong một thời gian dài. Tuy nhiên, chỉ sau sự việc một cây xà cừ cổ thụ trên phố Lò Đúc bất ngờ đổ chiều 17/8 đã đè bẹp chiếc taxi của hãng Mai Linh và làm tài xế tử vong tại chỗ mới khiến nhiều người dân cũng như cơ quan chức năng bàng hoàng.
Tiếp đó, sáng 18/8, một cây phượng lâu năm bật gốc đè sập một mái nhà. Cũng theo thống kê của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên Cây xanh, Hà Nội có trên 200.000 cây xanh, thuộc 150 loài, đa số được trồng 30-40 năm trước đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Điển hình như xà cừ, hiện chiếm 28% (khoảng 56.000 cây) có bộ rễ chùm tốn đất, không đủ sự vững chắc. Vào mùa mưa bão, xà cừ rất dễ bị đổ. Vừa qua, sau mưa bão, địa bàn Hà Nội đã có khoảng 100 cây xanh bị gãy đổ do trận mưa trên, và phần lớn trong số này là các cây xà cừ cổ thụ.
Hàng loạt cây cổ thụ đổ ập trong bão số 5 vừa qua
Chính loại cây này đang là nỗi lo ngại của cả cơ quan chức năng và người dân. Không chỉ dễ đổ vì bộ rễ chùm, rễ của loại cây này còn thường xuyên mọc trồi lên mặt đất, làm cong, nứt mặt hè phố. Thực tế, khoảng vài năm trở lại đây, hầu như mỗi trận mưa lớn, trên đường phố của Thủ đô lại có cây cổ thụ bị đổ, hầu hết làcây xà cừ. Câu hỏi được dư luận quan tâm là tại sao cây xà cừ lại dễ đổ hơn những cây khác và nên chăng, cần có nghiên cứu mang tính khoa học, nghiêm túc về vấn đề này. Cần thiết, có thể trồng thay thế những cây xà cừ bị đổ bằng những loại cây khác có bộ rễ chắc chắn, bám sâu hơn vào đất.
Trao đổi về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Lân Hùng, Tổng thư kí Hội các ngành sinh học Việt Nam cho rằng: "Việc trồng cây xanh trong thành phố Hà Nội đang mắc sai lầm nghiêm trọng khi lựa chọn giống cây. Hiện nay, phần lớn trong thành phố trồng cây xà cừ, đây là một loại cây có rễ chùm rất dễ đổ khi có gió to, bão lớn".
GS. Nguyễn Lân Hùng cho rằng cần di chuyển hết cây xà cừ ra khỏi thành phố
GS Nguyễn Lân Hùng đưa ra ý kiến rằng, cần phải đưa cây xà cừ ra ngoài thành phố để tránh gây nguy hiểm. Bên cạnh đó, cần thay thế bằng việc trồng cây sấu. Bởi vì cây sấu rễ cọc, xanh quanh năm. Ngay cả những cây như bàng, phượng đều rụng lá vào mùa đông, thân giòn nhưng riêng cây sấu có thân cứng, rễ cọc và chịu được những luồng gió lớn.
Đơn cử như tuyến phố Phan Đình Phùng, có rất nhiều cây sấu nhưng chưa bao giờ bị đổ. “Việc trồng cây trong thành phố phải có chọn lọc cho phù hợp và an toàn. Nên chọn những cây rễ cọc, lá cây xanh, thân cứng như cây sấu để trồng trong thành phố. Còn những loại cây rễ chùm như cây xà cừ rất dễ đổ sập và gây độn hè, độn đường thì cần thay thế”, GS Hùng chia sẻ.
Mặt khác, về phía Công ty TNHH Công viên Cây xanh Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Hưng, Phó tổng giám đốc Công ty công viên cây xanh Hà Nội, thừa nhận: "Do mưa bão lớn nhiều ngày, cộng với gió xoáy mạnh trong cơn bão chiều 17/8 khiến hàng loạt cây lớn trên đường phố bị đổ. Phần lớn cây đổ là xà cừ, muồng, nguyên nhân do những loại cây có rễ chùm không chống chịu được mưa bão lớn, kéo dài".
Giám đốc Công ty TNHH Công viên Cây xanh Hà Nội lo ngại việc di chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn và trồng mới cây xanh
Lãnh đạo công ty này cũng cho biết còn nhiều khó khăn, bất cập trong việc trồng mới và di chuyển cây xanh trong TP Hà Nội. Hiện nay, hàng trăm cây xà cừ cổ thụ có kích thước rất lớn, khó di chuyển và đòi hỏi chi phí lớn nếu muốn chặt hạ. Riêng việc có nên thay thế bằng việc trồng cây sấu hay không, công ty sẽ xem xét và xin ý kiến tư vấn từ các cơ quan chức năng liên quan.
PHƯƠNG TUÂN – LÊ TÚ
Theo Infonet.vn

Cây "nuôi kiến" quái dị ở Việt Nam


Hình thức bên ngoài của loài cây này trông đã kỳ quặc, nhưng phần bên trong mới thật sự là rùng rợn.


Đó là một loài cây có tên gọi là cây ổ kiến, bí kỳ nam hoặc kỳ nam kiến, xuất hiện tại các khu rừng ở Tây Nguyên. Loài cây thường này sống bám trên các cây thân gỗ lớn, có thân phình thành củ lớn, mặt ngoài sần sùi, thoạt nhìn trông như một khối u dị dạng xuất hiện trên thân cây chủ.
Bổ dọc “khối u” đó ra, những người “dị ứng” với côn trùng hẳn sẽ phải bổ ngửa với cảnh tượng hàng vạn con kiến và ấu trùng kiến bò lúc nhúc trong những đường hấm uốn lượn chằng chịt. Cây ổ kiến này thực sự là một tổ kiến theo đúng nghĩa đen của nó.
Đây chính là một hình thức cộng sinh ít gặp gữa thực vật và côn trùng để tồn tại trong thiên nhiên. Trong mối quan hệ, cây cung cấp một “pháo đài” trú ẩn và nước cho kiến, trong khi kiến tha mùn và thải phân làm nguồn nuôi dưỡng cây, cũng như bảo vệ cây trước sự đe doạ của những vị khách không mời.
Dưới đây là một số hình ảnh tổng hợp về loài cây ổ kiến lạ lùng:
 
Nhìn kĩ bề mặt khối u, có thể thấy các cửa hang, là lối ra vào tổ của các chú kiến.
 
Bổ dọc thân cây, những đường hầm xuất hiện chằng chịt với hàng vạn con kiến và ấu trùng.
 
Đây là mối quan hệ cộng sinh được hình thành sau quá trình tiến hoá lâu dài trong giới tự nhiên.
 
Trong mối quan hệ này, cây là nơi trú ẩn an toàn cho kiến, trong khi kiến tha mùn, thải phân làm nguồn nuôi dưỡng cây và bảo vệ cây trước sự xâm nhập của các loại côn trùng có hại.
 
Từ khi còn non, cây ổ kiến đã có phần thân phình to. Tuy nhiên, lúc này chúng chưa “bắt tay” với loài kiến mà chỉ sống nhờ dưỡng chất trên cây chủ.
 
Khi lớn lên, nguôn dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt, trong thân cây dân dần kình thành các lổ hang, đồng thời tiết ra những chất quyến rũ loài kiến đến làm tổ. Cuộc cộng sinh giữa kiến và cây bắt đầu từ lúc đó.
 
Từ nhiều thế hệ, đồng bào dân tộc Tây Nguyên đã dùng cây ổ kiến như một vị thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau.
 
Do số lượng ngày càng ít, hiện nay cây ổ kiến đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam.
 
Trên phương diện quốc tế, đây là một loài cây được giới sưu tầm cây cảnh ưa chuộng vì dáng vẻ kỳ lạ của mình.
 Theo Đất Việt

Saturday, August 11, 2012

Trồng lan trên gỗ lũa


Trong những chuyến về thăm quê hương vừa qua, tầm mắt của chúng tôi được thêm mở rộng trước những đoá hoa lan xinh đẹp của quê hương mà trước đây chỉ nhìn thấy trên hình ảnh.

Ngắm nhìn những bông hoa trong hình ảnh chỉ cho ta ấn tượng nào đó nhưng không thể nào cho chúng ta thưởng thức vẻ đẹp toàn diện cả hương lẫn sắc của một bông lan thực thụ. Cảm giác này cũng như xem một thiếu nữ trong tranh vẽ hay môt bức ảnh chân dung, khác xa với việc chiêm ngưỡng tận mắt dung nhan và duyên dáng cũa mỹ nhân.

Nhưng vẻ đẹp của mỹ nhân và hoa lan tại tuỳ thuộc một phần nào vào khung cảnh chung quanh. Đoá lan hoang dã mọc trên cây hay được gắn vào dù sao cũng có một vẻ đẹp thiên nhiên hơn là lan trồng trong chậu. Cùng một cây lan chúng ta hãy xem bức nào có vẻ đẹp tự nhiên hơn.

Trồng lan trên gỗ lũa Trồng lan trên gỗ lũa
Thời gian qua Hội Hoa Lan Việt Nam đã trình bày cách trồng lan trên cành nho khô mang tích cách phối hợp nghệ thuật với việc trồng lan. Hình bên là khóm Dendrobium lindleyi trồng chung với vài giống cây thuộc loại cây cần ít nước (succulant).

Trong dịp về thăm đất nước năm 2009, chúng tôi thấy biết bao nhiêu sản phẩm bằng gỗ lũa rất đẹp đẽ nhưng đó chỉ là những vật dụng như bàn ghế hay các đồ trang trí. Gỗ lũa là những thân cây, rễ cây chôn vùi trong đất hoặc bỏ ngoài nắng mưa, sương gió dãi dầu. Đặc biệt là hình dáng và mầu sắc cũa gỗ lũa rất đẹp, rất có mỹ thuật. Các nghệ nhân thường căn cứ vào hình dáng nguyên thuỷ để tạo cho mình hay cho thiên hạ một tác phẩm độc đáo.
Trồng lan trên gỗ lũa

Mặc dầu gỗ lũa là một thứ gỗ dù bao nhiêu năm mà vẫn không mục, nhưng gỗ lũa rất đắt cho nên ít người nghĩ đến việc trồng lan trên gỗ lũa.

Trồng lan trên gỗ lũa Trồng lan trên gỗ lũa

Nhưng tháng 3 vừa qua khi lên thăm các bạn trong CLB hoa lan Điện Biên, tại nhà anh Lê Văn Chiến chúng tôi đã ngỡ ngàng khi thấy bộ bàn ghế bằng gỗ quá lớn và lại càng kinh ngạc hơn là ngoài sân đầy những cây gỗ lũa khồng lồ với biết bao nhiêu lan trên đó.

Trồng lan trên gỗ lũa Trồng lan trên gỗ lũa
Trồng lan trên gỗ lũa Trồng lan trên gỗ lũa

Qua nhà anh Hà khắc Hiểu, một miếng gỗ lũa thiệt đẹp còn dựa bên góc tường, chắc chủ nhân còn đang lưỡng lư xem nên trồng cây gì trên đó?

Tới Ban Mê Thuột, khi thăm vườn lan của anh Cao bá Hảo cũng có khá nhiều lan trồng trên cành cây và trên gỗ lũa.

Trồng lan trên gỗ lũa Trồng lan trên gỗ lũa

Nhưng khi tới thăm vườn của anh Lê trọng Châu tại Đà Lạt, chúng tôi mới thấy rất nhiều tác phẩm nghệ thuật về trồng lan trên gỗ lũa của anh. Trước đây anh Châu cũng cống hiến cho chúng ta cách trồng cây trên giây thừng, trên thớt gỗ hoăc trên những tai nấm Linh Chi. Nay anh lại trình bấy một số lan trồng trên gỗ lũa, xin mời các bạn hãy thưởng thức các tác phẩm mới của Lê trọng Châu:

Trồng lan trên gỗ lũa Trồng lan trên gỗ lũa
Trồng lan trên gỗ lũa Trồng lan trên gỗ lũa
Trồng lan trên gỗ lũa Trồng lan trên gỗ lũa
Trồng lan trên gỗ lũa Trồng lan trên gỗ lũa
Trồng lan trên gỗ lũa Trồng lan trên gỗ lũa
Trồng lan trên gỗ lũa Trồng lan trên gỗ lũa
Trồng lan trên gỗ lũa Trồng lan trên gỗ lũa
Trồng lan trên gỗ lũa Trồng lan trên gỗ lũa
Trồng lan trên gỗ lũa Trồng lan trên gỗ lũa
Trồng lan trên gỗ lũa Trồng lan trên gỗ lũa

Anh Châu cho biết anh vẫn chọn gỗ lũa để trồng, hầu như tất cả các giống như giồng Bulbophyllum, Dendrobium, Chiloschista, Coelogyne, Eria, Phalaenopsis. Theo anh rất nhiều giống lan có thể trồng trên gỗ lũa được, cái chính là tự mỗi người phải tạo độ ẩm trong vườn lan sao cho phù hợp. Riêng những giống lan chịu ẩm cao khi trồng trên gỗ lũa, đòi hỏi người trồng phải siêng năng chăm tưới nói chung là quan tâm đến nó nhiều một tí thì sẽ có kết quả tốt. Sau đâu là cách anh gắn cây trên gỗ lũa:

Khi chọn được gỗ lũa thích hợp, chúng ta cần có 1 búa nhỏ, 1 kéo nhỏ, 1 kéo cắt cành, 1 kềm nhọn, 1 kềm mỏ bằng, 1 máy bắm ghim gỗ (loại mà người ta hay dùng để làm ghế sofa) 1 cuộn dây dù (tùy theo cây lan mà chọn loại dây lớn hay nhỏ).

Trồng lan trên gỗ lũa Trồng lan trên gỗ lũa

1. Dùng mấy bắn ghim cố định 1 đầu dây.
2. Để một ít dớn (Sphangum moss) mềm lên thân gỗ vào chổ vị trí trồng lan.
3. Đặt bụi lan lên trên miếng dớn.
4. Dùng đầu dây đã cố định ở bước 1 kéo ngang qua bụi lan, dùng mấy bắn ghim cố định đầu dây.
5. Ta cứ tiếp tục dùng dây cố định cho đến khi bụi lan không còn xê dịch được nữa là coi như hoàn tất.

Trồng lan trên gỗ lũa Trồng lan trên gỗ lũa

Những cây lan mới trồng thường thì chỉ phun sương, và nên sử dụng thuốc kích thích rễ hàng tuần. Về thuốc kích thích rễ ta có thể sử dụng loại B1 cho đến khi cây đã cứng lá và rễ non bắt đầu nhú ra, cần phải chú ý phải để ý đến chuyện nấm bệnh.

Thành thực cám ơn nhà nghệ sĩ tạo hình Lê trọng Châu và hy vọng rằng trong tương lai càng ngày chúng ta càng có nhiều tuyệt phẩm lan và gỗ lũa hay lan trồng trên đá hoặc các vật dụng khác.

Kỹ thuật thuần dưỡng và chăm sóc lan rừng

Những năm gần đây, chơi lan là một thú chơi tao nhã của những người yêu hoa. Tuy nhiên, người yêu hoa lại muốn hướng tới một giò lan phong cách tự nhiên, hoang dã và không gì khác là lan rừng. Tuy nhiên, khi mua về nuôi trồng trong môi trường nhà thì gặp rất nhiều vấn đề như không phát triển, héo rũ, không ra hoa… Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu bí quyết thuần dưỡng và chăm sóc lan rừng.

Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan sinh trưởng tốt môi trường thuận lợi nhất cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Vì vậy, khi lan đưa vào trồng trong chậu cần chăm sóc từ từ cho cây quen dần, không bón thúc phân bón hóa học quá sớm. Lúc ấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá thân rễ. Chăm sóc cho lan 1 tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Chú ý lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa đều không được nén chặt. Tránh để ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đềm. Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt.

Khi muốn lan ra hoa bất thường, vào dịp tết chẳng hạn, thì bón phân qua lá dành riêng cho lan. Song cần rất hạn chế bón thúc cho hoa vì sau mỗi đợt bón như vậy cây sẽ yếu sức. Tốt nhất là cách hai tháng lại thay lót giò 1 lần bằng xơ dừa mạt cưa. Hoa tàn thì cắt ngay cuống lá để tập trung dinh dưỡng nuôi cây lại sức. Tứơi nước nhẹ đều đặn ngày vài ba lần là cây sống khỏe không cần bón phân.

Chăm sóc

Một trong những đặc điểm sinh học đặc trưng của lan- loài cây khó tính là o ử chỗ có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Còn bị ánh nắng trực tiếp nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng mặc dù vẫn được cung câp đầy đủ nước và khoáng hòa tan.

Phòng ngừa tác hại của nắng hạn đối với lan, ta cần chủ động tiến hành một số biện pháp sau:

Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào giỏ, bụi lan và toàn bộ giá thể (lồng lan), đặc biệt “kỵ” với nắng quái chiều và gió Tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà thì phải làm giàn che bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quanh hợp được. Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) cho tòan bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm “2 ướt 1 khô” trong ngày đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ để làm mát cây, ướt rễ và dự trữ. Phun vấy xối xả sẽ làm thất thoát chất khoáng nuôi cây.

Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều mầu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẩu than gỗ nhỏ luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra mà ta quen gọi là hồ rễ. Tránh gió khô, gió lỳa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già (đã úa vàng) đẻ ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ đã hết chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây.

Không nên dùng NPK - loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực để bón cho lan. Để cây tươi lâu đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải bông cotton) nhúng vào dung dịch glicerin 10- 15% cuốn vào cổ rễ để giữ ẩm.

Cách trồng địa lan

Hiệp hội hoa lan Mỹ (The Americal Orchid Sosiety-A.O.S) đã công bố những thông tin về cách trồng những giống địa lan Mini. Chúng tôi muốn thêm vào những điều kiện phát triển chung một số điều kiện đặc biệt mà có thể ứng dụng cho Địa lan Châu Á nói riêng. Một số thông tin này đã được đúc kết ra từ kinh nghiệm trồng địa lan lâu năm và chúng tôi hi vọng chia sẻ những thông tin đó với mong muốn tất cả các cây địa lan của chúng ta ngày càng phát triển khoẻ mạnh hơn.

Chúng tôi đã dành cho chậu trồng lan Châu Á (Asian Orchid Vase) nhiều không gian trên Website này. Nếu bạn bỏ chút thời gian đọc và tìm hiểu tất cả những ghi chú ở đây thì bạn sẽ hiểu tại sao chúng tôi lại khuyến cáo bạn trồng cây trong các chậu lan Châu Á. Sức sống của của Địa lan Châu Á biểu hiện ở bộ rễ rất dài và khoẻ mạnh.

Chậu trồng mà sâu sẽ thúc đẩy sự phát triển rễ và giúp cây khỏe mạnh. Những chậu vừa sâu vừa rộng giúp cây phát triển nhiều chồi cây, nhưng hoa sẽ ít và yếu. Những chậu sâu và hẹp sẽ thúc đẩy việc cho ra những cành hoa hoa cao, khoẻ mạnh và những bông hoa đầy sức sống.

Không phải ngẫu nhiên mà mỗi địa lan Châu Á lại phát triển trong chậu có kích thước nhỏ tương tự. Chậu trồng lan Châu Á đã có sự cải tiến qua thời gian để có thể hoàn toàn cân xứng hài hoà với cây lan.

Thông tin về điều kiện phát triển chung.

1.Chọn chất trồng tốt cho phù hợp với điều kiện nuôi trồng của bạn

Có nhiều loại chất trồng khác nhau sẵn có. Mỗi một kiểu chất trồng có các đặc trưng mà đặc điểm đó sẽ được cung cấp cho các điều kiện trồng khác nhau:

Những nhân tố quan trọng trong việc trộn hỗn hợp chất trồng

  • Giữ cho rễ ẩm nhưng không được ướt
  • Chất trồng phải khô ráo nhanh trong các điều kiện thời tiết
  • Giữ cho rễ được mát trong mùa hè và ấm trong mùa đông
  • Tránh để những khoảng không lớn trong hỗn hợp trồng (Đây chính là lý do phải nén chặt chất trồng)

Việc lựa chọn hỗn hợp trồng to hay nhỏ sẽ bị tác động bởi khí hậu nơi bạn trồng, lượng thời gian mà bạn muốn dành ra để chăm sóc chu đáo cây của bạn, và những cái châu mà bạn sử dụng để trồng cây của bạn.

Khí hậu nóng và khô hơn thì cần phải có thêm chất cách nhiệt và thêm chất duy trì độ ẩm trong hỗn hợp trồng. Khí hậu mát hơn và ẩm ướt hợn thì hạn chế các chất cách nhiệt và chất giữ nước.

Vào mùa mưa, nhiệt độ môi trường cao hơn (85 độ F vào ban ngày, 65 độ F vào ban đêm) có thể trồng bằng hỗn hợp đá nhỏ và thô hoặc có thể cho thêm dương xỉ, dớn cọng vào hỗn hợp đá. Một vài người trồng lan Á Châu trong thời tiết ấm áp chỉ sử dụng đá, tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích dùng cách này cho những nơi có khí hậu mát mẻ hơn. Hỗn hợp giữ nước ít và không nên sử dụng trong điều kiện trồng có độ ẩm thấp.
Trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn ( 65 độ F ban ngày, 45độ F ban đêm) với độ ẩm trung bình có thể dùng vỏ thông và đá bọt (đá trân châu thô) vào hỗn hợp đá và dương xỉ. Hỗn hợp đá, dương xỉ và vỏ thông là hỗn hợp linh hoạt nhất cho các kiểu khí hậu có mùa đông lạnh và mùa hè ấm. Vỏ thông giúp giữ lại thêm hơi ẩm trong hỗn hợp trồng.

Trong điều khiên khí hậu khô có thể dùng thêm hỗn hợp với rong biển hoặc rêu. Điều này không được lầm lẫn với việc đặt rong biển hoặc rêu lên bề mặt của hỗn hợp. Cái đó làm cho hơi ẩm chậm mất đi hoặc dùng cho mục đích trang trí. Cẩn trọng khi trộn thêm vào hỗn hợp rong biển hoặc rêu trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, nếu bạn tưới nước bình thường thì hầu như chắc chắn sẽ bị thối rễ, và làm cho cây của bạn bị ảnh hưởng, dễ nhiễm bệnh, kết quả là cây sẽ yếu dần hoặc chết.

Tại Winterview chúng tôi sử dụng một hỗn hợp của đá, vỏ thông và đá Trân châu thô khi trồng cây trong chậu nhựa. Trong chậu gốm. chúng tôi thêm chút đá hoặc đá bọt (để giữ trọng lượng của cây với vài lý do). Hỗn hợp này dùng trong chậu gốm rất tốt cho mọi khí hậu tại Mỹ, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về liên quan đến các điều kiện trồng của bạn, hãy gửi email cho chúng tôi các điều kiện và chúng tôi có thể giúp bạn pha trộn một hỗn hợp thay thế phù hợp hơn.

2. Thay chậu và tách chiết cây

Phương pháp sinh sản chính của loài Địa Lan Á Châu là sự phân tách cây. Những cây trong chậu sâu và rộng sẽ sản sinh ra nhiều cây con hoặc "Bulbs" (các củ, thân, bầu...) mà sau đó có thể tách cây con từ cây chính ra. Cho dù bạn không chia tách cây thì nó vẫn cần phải được thay chậu trong 2 đến 3 năm để thayđổi hỗn hợp trồng, và sang thêm chậu cây để tạo ra các thân cây mới. Hãy nhớ rằng trong điều kiện chật chội sẽ cho nhiều nhánh hoa.

Cẩn thận đưa cây ra và lọại bỏ hết các chất trồng cũ ở rễ cây. Xem xét kỹ rễ cây, chúng sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin chính xác về tần số tưới nước, chất trồng và tình hình sức khoẻ chung của cây. Nếu bạn muốn tách cây chính ra thành 2-3 thân một cây mới, hãy xử lý các vết cắt bằng cách bôi lưu huỳnh vào các vết cắt đó để tránh rủi ro do sự lây lan của virus. Đặt 1 vật có hình nón trong chất trồng mới xuống dưới đáy chậu. Trải rễ cây ra vòng quanh vật hình nón. Đặt cây gần vào miệng chậu để cây có hướng phát triển rộng ra khắp mặt chậu. Cho hỗn hợp trồng mới cỡ nhỏ vào trong chậu trồng chỗ đặt cây xung quanh rễ. Thân rễ cần thấp hơn 1/2-1 in dưới bề mặt của môi trường trồng. Giữ độ ẩm cao, nhưng ngưng tưới nước vào cây để cho cây thích nghi với môi trường trồng mới (2-3 tuần). Tại Winterview chúng tôi dùng một lượng không đáng kể hỗn hợp thô dưới đáy chậu và một lượng hỗn hợp mịn bên trên chậu để kiểm soat độ ẩm tốt hơn.

3. Mua cây khoẻ mạnh

Điều này để đảm bảo thuận lợi cho việc duy trì sức sống của một cây đã trưởng thành. Khi chúng tôi thay chậu tại Winterview chúng tôi tạo ra các cây có thể trạng tố trước khi cúng tôi bán cây. COI CHỪNG những người trồng lan mà những người đó chỉ đơn thuần là đi nhập lan về và xuất bán. Những cây này sẽ yếu ớt và rễ sẽ không khoẻ để cung cấp dưỡng chất cho cây trong điều kiện khác tối ưu hơn.

Kinh nghiệm: Khi mua cây, trước tiên hãy kiểm tra rễ cây. Những cây khoẻ mạnh sẽ có nhiểu rễ. Rễ cây phải trắng và mập. Tổng chiều dài của tất cả các rễ cộng lại phải lớn hơn 18 in nếu bạn trồng trong nhà, phải dài hơn 12 in nếu trồng trong nhà kính. Nếu không thể kiểm tra rễ hãy cầm nhẹ nhàng vào cây và kéo mạnh ra. Một cây có bộ rễ khoẻ sẽ bám chặt vào xung quanh chậu.

Tháo cây của bạn ra một lần, đặt nó ở nơi ẩm thì nó sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời trong suốt một ngày. Duy trì cách tưới nước bình thường và theo dõi cây trong suốt quá trình tưới nước để thấy được nếu nó phản ứng lại với môi trường mới. Lá cây có giữ được thẳng đứng không? Lá cây màu xanh thẫm hay hơi bóng? Cây mới phải mất 3-4 tuần mới thích nghi được với môi trường mới của nó. Sử dụng những mẹo nhỏ bên dưới đây để đánh giá điều kiện trồng cây của bạn.


4. Tưới nước

Số lần tưới nước được quyết định bởi:

  • Hỗn hơp trồng và kiểu chất trồng
  • Độ ẩm tại khu vực trồng
  • Mùa
  • Chậu trồng cây
  • Nhiệt độ

Trong thời gian mùa hè, mùa phát triển chúng tôi khuyên nên 2 lần mỗi tuần, tưới nước từ mép chậu và cho nước chảy xuyên qua chậu trong 10 giây. Phân bón có thể được sử dụng sau khi tưới, dùng dưới dạng phun sương. Độ ẩm mùa hè tốt nhất nên giữ trong khoảng 75%, nhưng phải giữ cho không khí lưu thông cao suốt cả ngày.

Trong thời gian mùa đông, cần tưới nước 7-10 ngày/1 lần (tần số tưới nước 7-10 ngày). Các cây địa lan cần có thời kỳ nghỉ ngơi! Hãy giữ cho độ ẩm vào khoảng 40-60% và giữ cho không khí lưu thông.

5. Ánh sáng

Tại khí hậu phía bắc Bán cầu, che nắng khoảng 60-70% trong suốt những tháng mùa hè. Vùng khí hậu Nam bán cầu, cần tăng độ che nắng hơn. Suốt mùa đông, cần giảm che nắng và trong vùng khí hậu bắc bán cầu cần gia tăng tới 20%. Lá cây nhận được ánh sáng tốt nhất để có màu xanh bóng sâu và có đường cong duyên dáng, hài hoà. Một màu xanh vàng có thể cho biết cây đã thừa sáng. Lá cây có nếp và rủ xuống cho biết là nó thiếu ánh sáng.

6. Nhiệt độ

Sự chênh lệch nhiệt độ là nhân tố hết sức quan trọng đối với sự ra hoa. Mức chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 20 độ F là hết sức lý tưởng. Cym Karan, Cym Gorengi phụ thuộc vào nhiệt độ ban đêm gần 40-50độ F để tạo ngồng hoa. Cym Ensifolium sẽ phát hoa cùng với mức chênh lệch nhiệt đột đó. Cym Siense ưa nhiệt độ ban đêm 50-60 độ F để phát hoa, tại vùng khí hậu nơi mà nhiệt độ mùa hè ở mức cao, không khí lưu thông cần phải tăng cường

7. Phân bón

Phân bón lan cân bằng cần được sử dụng 3 tuần....? Thỉnh thoảng chậu cây cần được ngâm vào nước không pha phân bón để rửa sạch các chất muối đọng. Dừng bón phân vào mùa đông, thời kỳ cây nghỉ ngơi.


8. Làm thế nào để kiểm tra rễ của cây lan?

Mùa xuân là thời gian tốt nhất thay chậu cho cây Địa lan Á châu của bạn và kiểm tra rễ của chúng. Cẩn thận giữ chậu xoay theo chiều ngang để nới lỏng chất trồng. Nếu như cây có rễ chật quá bạn cần đập vỡ chậu, nhưng cần kiên nhẫn xoay và nghiêng để rũ bỏ chất trồng và nhổ cây ra khỏi chậu.