Bốn cây lúa gieo từ những "hạt thóc 3.000 năm" khai quật ở Thành Dền (Mê Linh, Hà Nội) đã làm đòng. Trong khi đó, những vỏ trấu của thóc cổ vẫn đang được giám định niên đại bằng phương pháp AMS ở Nhật Bản.
> Cấy hạt 'thóc 3.000 năm'/ Giới khoa học xôn xao vì hạt thóc 3.000 tuổi nảy mầm
> Cấy hạt 'thóc 3.000 năm'/ Giới khoa học xôn xao vì hạt thóc 3.000 tuổi nảy mầm
Theo ông Lê Duy Hàm, Viện trưởng Di truyền nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), 4 cây lúa gieo từ những hạt thóc khai quật được ở khu di chỉ Thành Dền đã làm đòng được vài ngày. Đây là những hạt thóc thu được từ tầng văn hóa Đồng Đậu, cách nay 3.000 năm và được gieo vào ngày 5/5.
Bốn cây lúa phát triển từ những hạt thóc khai quật ở Thành Dền đã làm đòng. Ảnh: H.T. |
Trong khi đó, 6 cây lúa cổ khác gieo một tuần sau đó và cả những cây lúa hiện đại của Việt Nam và Ấn Độ trồng đối chứng chưa thấy hiện tượng làm đòng.
Viện trưởng Hàm cho biết, nhiều khả năng những cây lúa này thuộc giống lúa ngắn ngày. Tuy nhiên, để xác định một giống lúa, các nhà khoa học sẽ phải chờ đợi kết quả xác định niên đại của hạt thóc bằng phương pháp AMS. Ngoài ra, các nhà khoa học sẽ tiếp tục chăm sóc quá trình trổ bông kết hạt để đánh giá qua hình thái.
Trong khi đó, theo tiến sĩ Lâm Thị Mỹ Dung, người trực tiếp khai quật tại khu di chỉ Thành Dền, việc xác định niên đại bằng phương pháp AMS ở Nhật Bản vẫn đang tiến hành. Theo bà, sớm nhất là cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 mới có kết quả.
Nguyễn Hưng
(VnExpress)
No comments:
Post a Comment