Wednesday, July 28, 2010

Ngắm thiên nhiên đẹp tuyệt bằng... rau quả

(Zing) - Những củ cà rốt, súp lơ... không chỉ là thức ăn quý của con người mà còn có thể trở thành cảnh sắc thiên nhiên đẹp tuyệt vời qua ý tưởng sáng tạo độc đáo của các nghệ sĩ.

Ngắm thiên nhiên đẹp tuyệt bằng... rau quả
Những cây súp lơ trở thành cây cổ thụ trong bức tranh thiên nhiên hùng vĩ.
Ngắm thiên nhiên đẹp tuyệt bằng... rau quả
Cảnh sông nước, núi non.
Ngắm thiên nhiên đẹp tuyệt bằng... rau quả
Những củ khoai tây trở thành phiến đá...
Ngắm thiên nhiên đẹp tuyệt bằng... rau quả
Ngắm thiên nhiên đẹp tuyệt bằng... rau quả
Cải tím làm nên cảnh thiên nhiên này.
Ngắm thiên nhiên đẹp tuyệt bằng... rau quả
Ngắm thiên nhiên đẹp tuyệt bằng... rau quả
Ngắm thiên nhiên đẹp tuyệt bằng... rau quả
Ngắm thiên nhiên đẹp tuyệt bằng... rau quả
Ngắm thiên nhiên đẹp tuyệt bằng... rau quả
ĐỖ QUYÊN
Theo Chinaview

Monday, July 26, 2010

Những điều kỳ bí về "suối thần" ở Nghệ An

Bản dân tộc Thái thuộc xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An ai cũng biết những câu chuyện về dòng “suối thần”. Những câu chuyện này đã tồn tại hơn 200 năm nay và có rất nhiều điều kỳ bí không thể lý giải.


Suối Khe thần
Suối Khe thần ăn sâu từ trong đỉnh núi Bồ Bồ cao chót vót. Nguồn nước chảy ra từ đây được xem là “mạch thần” và đi qua các bản của đồng bào dân tộc Thái thuộc xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, tạo thành một dòng suối.

Già làng Vi Thành Tâm: Những cô gái làng nhờ tắm ở dòng Suối thần này mà cô nào cũng trắng hồng không cần đến một thứ mỹ phẩm nào hết
Già làng Vi Thành Tâm: Những cô gái làng nhờ tắm ở dòng suối thần này mà cô nào cũng trắng hồng không cần đến một thứ mỹ phẩm nào hết

Xung quanh dòng suối thần này tồn tại rất nhiều câu chuyện. Theo một già làng ở đây thì ngày xưa khu rừng này có rất nhiều hổ dữ. Đêm đêm hổ dữ lại lao xuống làng để bắt heo, thậm chí  ăn thịt người. Nhưng khi đến khe này thì hổ dữ thường sợ và không dám qua. Câu chuyện đó  hợp với với nhiều câu chuyện kỳ bí khác đã khiến người dân bản làng gọi con suối đó là “suối thần”.
Cái tên đó chính xác có từ bao giờ không ai biết. Các già làng cũng chỉ biết nó có từ rất lâu rồi. Hàng năm “suối thần” là nơi cúng tế của đồng bào nhiều dân tộc khác nhau,  nhưng chủ yếu là người dân tộc Thái. Lễ tế cũng thường diễn ra rất rầm rộ. Theo những người làng thì nếu mình không cúng tế thì bản làng cũng gặp vận hạn bởi “suối thần” thiêng lắm, đây là nguồn đổ về của hàng trăm ngọn núi thiêng.

a
Bản làng dân tộc Thái nơi có dòng “suối thần”

Cách “suối thần” 500m đi sâu vào có một ngọn núi, người ta gọi là núi “Khe mài”, vì bất cứ viên đá ở ngọn núi này mà mài dao đều sắc bén. Nước ở suối thần chảy ra từ một “mạch thánh” đã tồn tại hơn 200 năm nay. “Mạch thánh” này con người chưa ai đặt chân tới và nước chảy ra từ đây không khi nào ngớt kể cả mùa hạn hán. Nhiều người còn đồn rằng trên đỉnh núi có một giếng thần và có cá vàng. Nhưng cho đến bây giờ thì ngọn núi này chưa được khám phá và nhưng câu chuyện về nó đang là những vấn đề gây xôn xao.

Hổ cũng sợ “suối thần”
Theo những người già trong làng thì từ bao đời nay đồng bào dùng nguồn nước này ăn uống và sinh hoạt. Nhưng điều kỳ lạ là khi dùng nước ở đây thì rất ít khi bị ốm đau hay bệnh tật gì. Thế nhưng muốn lấy nước để dùng thì phải làm lễ xin nếu không sẽ bịt thần núi phạt.

a
Cũng thật kỳ lạ, lúc chúng tôi đến bản giữa cái nắng hơn 41 độ C, nhưng nước suối còn lạnh hơn nước đá

Nghe vậy chúng tôi cũng rợn gáy khi lội qua dòng suối. Cũng thật kỳ lạ, lúc chúng tôi đến bản giữa cái nắng hơn 41 độ C, nhưng nước suối còn lạnh hơn nước đá. Chúng tôi tìm gặp già làng Vi Thành Tâm để được nghe nhưng câu chuyện về “suối thần”.
Già Vi kể: Dòng suối này đã tồn tại hơn 200 năm nay. Nó là thung lũng của thần núi, là huyết mạch của các ngọn núi xung quanh. Ngày xưa đây là một thung lũng có rất nhiều hổ dữ thường về hại người, nên dân làng làm lễ cầu nơi dòng suối để hổ không vào làng phá hoại.
Các cô gái trắng hồng nhờ tắm ở suối thần
Kẻ nào trong bản mà trộm cắp gây rối, làm nhiều điều xấu thì cả làng sẽ ra cầu ở suối thần cùng những lời thần chú thì kẻ đó sẽ phát điên ngay. Theo già Vi thì những trường hợp này không hiếm. Cách đây mấy tháng có hai kẻ từ xuôi lên nằm vùng để chuyên hại làng nên làng đã làm lễ cầu và chúng phát điên ngay sau đó. Ông cũng cho biết những kẻ này muốn hết điên thì phải sắm lễ đến suối cầu thì may ra mới khỏi. Con cháu bản làng đi thi ra cầu hiếm thấy ai không thành.

Già làng Vi Thành Tâm Bên ngôi đền thờ “Suối thần”
Già làng Vi Thành Tâm Bên ngôi đền thờ “suối thần”

Để chứng minh thêm cho sự kỳ diệu này Già làng Vi Thành Tâm chỉ chúng tôi đi xem các cô gái làng nhờ tắm ở dòng suối mà cô nào cũng trắng hồng mà không cần đến một thứ mỹ phẩm nào hết. Ông còn cho biết, năm nào dân đói thì thường ra làm lễ cầu. Khi cầu xong, thì cá ở dưới suối bỗng xuất hiện đủ cho làng ăn cả năm.
Bên cạnh dòng suối còn có cây đa mấy trăm năm tuổi. Cây đa này đã từng bị Mỹ dội  bom lên nó hàng trăm lần nhưng nó không chết và ngày càng trở nên linh thiêng nhờ sự tưới mát của “Suối thần”. “Nếu ai mà trèo lên chặt nhành cây thì về nhà sẽ tự dưng mà ốm chết thôi, cái này nhiều người bị lắm. Cái này không phải chuyện đùa đâu. Cách đây một năm có hai tên đi rừng làm láo dám chặt cây đa mấy nhát tự dưng bị sét đánh vào ngọn cây khiến hai tên mê man” - Một người làng kể.


Đã từng có một đoàn nhà khoa học của Liên Xô về lấy nguồn nước này và tiến hành xét nghiệm. Kết quả cho thấy nguồn nước ở đây xuất hiện từ nhiều mạch ngầm kỳ lạ và không hề có vi khuẩn, ngoài ra còn có khả năng diệt trừ một số nấm bệnh. Chính vì sự kỳ bí của dòng “suối thần” mà từ rất lâu bản làng đã lập nên một ngôi đền gọi là “Đền khe thần” để cúng tế. Lễ tế diễn ra hàng năm vào ngày 27 tháng 12 âm lịch.

Phan Đình Mão
(Theo Khoa học và đời sống)

Thái Bình hưng bảo: Đồng tiền đầu tiên của Việt Nam

Bước vào kỷ nguyên độc lập, cùng với việc xây dựng chính quyền, quân đội... các triều đại phong kiến Việt Nam khẳng định nền tài chính dân tộc riêng bằng cách đúc và lưu thông những đồng tiền của triều đại mình. 


Tiền biểu hiện tư duy cội nguồn

Triều đại độc lập  đầu tiên Ngô Quyền, chúng ta chưa tìm thấy được  đồng tiền Việt Nam riêng. Đến thời Đinh Tiên Hoàng, sau khi dẹp loạn các sứ quân, thống nhất lãnh thổ, xây dựng chính quyền tập quyền trung ương "dựng đô mới, đắp thành, đào hào, xây cung điện đặt triều nghi" (theo ĐVSKTT, tr 211), ông đã cho phát hành đồng tiền riêng của triều đại mình đó là đồng Thái Bình Hưng Bảo.

Tiền Thái Bình Hưng Bảo đúc từ chất liệu đồng, khá mỏng, có hình tròn đường kính 2,2 - 2,35cm, bên ngoài có riềm tròn rộng, phẳng. Chính giữa là lỗ có hình vuông, chữ được viết nổi đối xứng qua lỗ vuông (Thái trên - Bình dưới; Hưng bên phải, Bảo bên trái).
g
  Mặt sau tiền thời Đinh.
 
Hình dáng tiền có thể biểu hiện tư duy cội nguồn về vũ trụ: Trời tròn, đất vuông, bắt nguồn từ thuở Vua Hùng dựng nước. Sau lưng đồng tiền có một chữ Đinh. Các nhà nghiên cứu tiền cổ đều thừa nhận, đó là đồng tiền nhà Đinh sản xuất lưu hành, không thể nhầm với bất kỳ đồng tiền nào khác trong và ngoài nước.
Tiền Thái Bình Hưng Bảo là đồng tiền đầu tiên của Việt Nam, góp phần khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc trên các lĩnh vực. Tiền lần đầu tiên xuất hiện nên số lượng  tìm được chưa nhiều và hạn chế bởi không gian chủ yếu tìm thấy ở Hoa Lư - vùng kinh đô cũ và đồng bằng Bắc Bộ.

Khẳng định giá trị tiền tệ của nhà nước độc lập

Thời Tiền Lê (năm 984) trước nhu cầu phát triển của nền kinh tế và giao thương trao đổi, Lê Hoàn cho lập xưởng đúc tiền Thiên Phúc trấn bảo.
Tiền Thiên Phúc kế thừa hình dáng và kích thước như tiền thời Đinh, có hình tròn, đường kính 2,2 - 2,4cm. Giữa có lỗ hình vuông, mặt trước có chữ viết chân phương niên hiệu của triều đại. Mặt sau lưng có chữ Lê, chữ đúc gọn nổi sắc nét.
Tiền Thiên Phúc sau này tìm được ở nhiều nơi: cố đô Hoa Lư, thành Thăng Long, thương cảng Vân Đồn và nhiều nơi khác, những trung tâm kinh tế của đất nước thời bấy giờ. Sự có mặt của tiền Thiên Phúc ở nhiều nơi, không gian lưu thông rộng cho thấy, tiền được đúc và sử dụng nhiều, khẳng định giá trị tiền tệ của nhà nước độc lập.
g
  Mặt trước tiền thời Đinh.
Bên cạnh những đồng tiền do nhà nước độc lập Việt phát hành, các đồng tiền Trung Quốc cũng được sử dụng trong thông thương trao đổi với tư cách là "ngoại tệ". Trong các hoạt động kinh tế, thương mại hai đồng tiền Việt Nam và Trung Quốc được sử dụng song song, nhất là các vùng thương cảng biên viễn.
Sự có mặt của các đồng tiền Việt Nam ngay từ buổi đầu giành độc lập, đã góp phần khẳng định ý thức dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ của các triều đại Việt Nam. Đây là những cơ sở ban đầu để sau này tiền tệ Việt Nam được các triều đại sau phát huy và phát triển.

Lê Đình Phụng (Theo Bee.net.vn)

'Sốt' với clip em bé ngồi trong quả dưa hấu

Clip hình ảnh một em bé ngồi lọt thỏm trong quả dưa hấu và tiếp tục gặm dưa trên trang Youtube đông đảo cư dân mạng ghé thăm.
'Sốt' với clip em bé ngồi trong quả dưa hấu
Em bé ngồi trong quả dưa hấu.
Hiện tại danh tính của em bé chưa được tiết lộ. Clip 35 giây quay cảnh em bé đang ngon lành gặm dưa, thỉnh thoảng lại ngước đôi mắt ngây thơ lên nhìn camera. Đây là một trong những clip “hot” nhất liên quan đến dưa hấu và trẻ em.
Rất nhiều người vào xem đã gửi lời bình cho clip này.

ĐỖ QUYÊN
Theo Dailymail

Sunday, July 25, 2010

Ve sầu lột xác...

Cảnh một con ve sầu hì hụi chui ra khỏi cái xác cũ để bắt đầu cuộc sống mới trong đêm ngày 22/7 tại Hành Trạch thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã được nhiếp ảnh gia ghi lại. 

Sau khi giao phối, những con ve cái sẽ đào những rãnh nhỏ lên các cành cây rồi đẻ trứng vào đó. Ve cái có thể làm nhiều lần như vậy cho tới khi nó đẻ hết vài trăm trứng mới thôi.

Khi trứng nở, ấu trùng ve rơi xuống đất và đào sâu vào trong đất. Hầu hết các loài ve chỉ có vòng đời từ 2-5 năm, một số loài sống lâu hơn như loài Magicicada có vòng đời 17 năm và đôi khi là 13 năm.

Phần lớn vòng đời của ve là thời kỳ ấu trùng nằm dưới đất có độ sâu khoảng 30cm cho tới 2,5m. Các ấu trùng ve hút nhựa từ rễ cây và có những chân trước đào bới rất khỏe.

Khi đến giai đoạn chuyển tiếp cuối cùng để kết thúc thời kỳ ấu trùng, các ấu trùng ve sẽ đào một đường hầm lên mặt đất và chui lên. Sau đó chúng lột xác lần cuối trên một cây gần đó và trở thành ve trưởng thành. Vỏ xác ve sẽ nằm lại và gắn vào cây.

 
 
 
 
 

Theo Xinhua

Tình mẹ con trong thế giới động vật

Tình mẫu tử rất thiêng liêng ngay cả với loài khỉ, loài chim hay thỏ...
Tình mẹ con trong thế giới động vật
Khỉ đầu chó mẹ đang tắm nắng cùng con ở vườn thú Toronto, Canada.
Tình mẹ con trong thế giới động vật
Dê rừng đang tắm nắng cùng các con ở vườn thú Toronto, Candada.
Tình mẹ con trong thế giới động vật
Mẹ ngồi ngắm các con vui đùa.
Tình mẹ con trong thế giới động vật
Hai mẹ con nhà khỉ đột.
Tình mẹ con trong thế giới động vật
Hai mẹ con cùng nhìn về một phía.
Tình mẹ con trong thế giới động vật
Mấy chú thỏ con ti mẹ.
Tình mẹ con trong thế giới động vật
Con mèo trèo lên lưng mẹ.
Tình mẹ con trong thế giới động vật
Mẹ con nhà chuột
Tình mẹ con trong thế giới động vật
Mẹ con nhà chim.
ĐỖ QUYÊN
Theo CV

Thursday, July 22, 2010

Những khu vườn xinh đẹp

Khu vườn đầy hoa cỏ và chim muông với nắng gió ngập tràn luôn cuốn hút những ai thích tìm đến không gian bình yên, thơ mộng. Mời bạn ngắm những bức ảnh đoạt giải cuộc thi Ảnh vườn quốc tế của năm. Ảnh trên Telegraph.





























                                                                                                                           Theo Ngôi sao

Đến chùa Bà Đanh ngắm cảnh... thanh vắng!

Chùa Bà Đanh là một danh thắng của đất Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, từ xa xưa vẫn gắn liền với câu thành ngữ nổi tiếng “vắng như chùa Bà Đanh”. Trên đường tìm đến ngôi chùa này, tôi cứ ngẫm nghĩ và tò mò mãi, không biết chùa Bà Đanh vắng vẻ, hiu quạnh thế nào mà dân gian lại lưu truyền như vậy?

“Vắng như chùa Bà Đanh”
 
Từ thành phố Phủ Lý rẽ vào quốc lộ 21, đi cầu Quế khoảng hơn 1km, chúng tôi thấy chùa Bà Đanh thấp thoáng hiện ra sau những bóng cây. Ngôi chùa u tịch nhìn ra con sông Đáy trôi chảy hiền hòa. Bến nước của chùa Bà Đanh nằm thoai thoải bên bờ sông, các bậc đá màu xám ngà ngà nổi bật giữa màu xanh của cây cỏ và dòng nước phẳng lặng như gương.  
Chùa Bà Đanh hiện ra thấp thoáng sau những bóng cây
 
Con đường nhỏ dẫn vào chùa Bà Đanh rợp bóng nhãn, vải
Đi qua chiếc cầu treo Cấm Sơn khá bề thế bắc qua sông Đáy, vòng lên một đoạn đường đê vắng vẻ, chúng tôi bắt gặp tấm biển bằng đá ghi “Di tích lịch sử văn hoá chùa Bà Đanh và núi Ngọc”.
 
Chùa Bà Đanh thuộc địa phận thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách núi Ngọc khoảng 100m. Từ núi Ngọc và từ chân đê, đi qua những đoạn đường nhỏ vắng lặng rợp bóng vải thiều, nhãn..., du khách sẽ thấy tam quan chùa Bà Đanh hướng về phía con sông Đáy thơ mộng.
 
Khoảng sân rộng được lát đá trồng nhiều loại cây như đa, hoàng lan, sứ… Những cây bưởi trĩu quả vỏ vàng tươi tắn, những cây táo ta sai quả gợi nên hình ảnh một cuộc sống thanh đạm mà trù phú. Đặc biệt, ngôi chùa trồng một cây đào tiên tán thấp có quả to, tròn và dẹt dẹt như bưởi nhưng vỏ nhẵn thín màu xanh bóng, chi chít đầy cành. 
Tam quan ngôi chùa
 
Một góc sân chùa u tịch
 
Chùa Bà Đanh gồm nhiều công trình như: nhà bái đường, nhà thượng điện, nhà rung đường, phủ thờ Mẫu, nhà tổ… Trên các cột và vì kèo chạm khắc tinh vi theo đề tài “Ngũ phúc”, “Tứ linh”, “Tùng mã”, “Mai điểu”…
 
Ngay gần đó là một bến nước lớn uy nghiêm nhưng vắng vẻ, trên các bậc lên xuống của bến nước, lá đa rụng đầy gợi không khí u tịch. Đứng trên bến nước, ngắm nhìn khung cảnh sơn thủy hữu tình, cái lặng yên nhắc cho trái tim mẫn cảm nhớ đến câu thơ của Trần Đăng Khoa: “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa/Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”.
 
Ngôi chùa của những truyền thuyết dân gian
 
Chùa Bà Đanh có tên chữ là Bảo Sơn tự, ngoài thờ Phật còn thờ Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu và Tứ Pháp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (bao gồm Pháp Vân - mẹ Mây, Pháp Vũ - mẹ mưa, Pháp Lôi - mẹ Sấm, Pháp Điện - mẹ Chớp).
 
Lịch sử xây chùa Bà Đanh gắn liền với nhiều truyền thuyết lạ kỳ như tích về mẹ Phật Man Nương – được cho là nguồn gốc của Tứ Pháp – vốn lưu truyền rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. 
 
Một toà nhà trong tổng thể kiến trúc chùa Bà Đanh
 
Đến chùa Bà Đanh, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm chạm khắc gỗ tinh xảo
 
Bến nước chùa Bà Đanh nằm bên con sông Đáy hiền hoà lá đa rụng đầy
 
Con rồng đá nơi Tam quan
Tượng Bà Chúa Đanh được thờ trong chùa tương truyền là một người con gái được các Thần phái về để trông coi vùng này. Từ khi nhân dân trong vùng xây xong chùa thì sản xuất thuận lợi, không còn thiên tai mất mùa, đời sống trở nên đầm ấm, trù phú. Do đó, trong tâm thức dân gian Bà Chúa Đanh chính là vị thần mùa màng, phù hộ cho nông nghiệp.
 
Nhiều người kể rằng do chùa Bà Đanh quá linh thiêng nên khách thập phương cũng ít dám ghé qua vì sợ nếu thất lễ sẽ bị trừng phạt. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chùa ở xa khu dân cư, cách trở núi sông, giao thông không thuận tiện nên ít người lui tới. Dù giải thích thế nào thì dường như nguồn gốc câu thành ngữ “Vắng như chùa Bà Đanh” vẫn là một bí ẩn!
Bài và ảnh: NGUYÊN ANH
(Báo Người Lao động)