Thursday, October 21, 2010

Kỹ thuật tạo và đắp rêu cho bề mặt chậu bonsai

Một cây bonsai sẽ sống động, thiên nhiên và ấn tượng hơn nếu được điểm tô bằng 1 bãi rêu xanh tốt và được đắp thật là tự nhiên:
Ngoài công dụng làm tôn vinh vẻ đẹp cho bonsai, rêu còn có tác dụng giữ ẩm cho đất, chống xói mòn mặt chậu....






Trong các thành phần phụ để tôn vinh vẻ đẹp của cây bonsai, không thể không kể đến thành phần đặc biệt quan trọng là Rêu. 

1. Các loại rêu:  

- Rêu nhung: Loại rêu này thường có ở những nơi ẩm ướt: bờ tường, mặt đất nhất là trong các vườn lan có rất nhiều. Loại này có thể tạo bằng cách lấy tại nơi có nhiều rêu, mang về đắp lên mặt chậu hoặc lấy về phơi khô, sau này khi cần có thể đắp 1 lớp rễ lục bình hay rắc nhẹ 1 lớp đất thịt lên mặt chậu Bonsai và rải các bụi rêu đã phơi khô này lên, nếu tốt hơn có thể xịt 1 ít thuốc Root 2 rêu sẽ mọc rất nhanh.
Loại rêu nhung này nếu mọc tốt trong chậu khoảng chừng 4-5 năm sẽ mọc ngắn lại sát với mặt đất và ngà màu vàng nhìn như nắng chiều hoàng hôn rất đẹp:

 Rêu “Nhăn” (“Nhún”):
Loại rêu này rất phổ biến, mọc rất nhiều ở nới mặt đất ẩm ướt, loại này có tính rất ưu việt là nếu đã bám được bề mặt đất thì dù bị chết khô vài tháng, chỉ cần tưới nước lên là có thể mọc xanh tốt lại ngay. Loại này thích hợp cho người chơi bonsai trên sân thượng hoặc ít tưới. Tạo trên bề mặt chậu bằng cách lấy ở ngoài đất hay chỉ cần lấy 1 nhúm nhỏ ở chậu khác đắp vào sau này sẽ tự nẩy rộng ra rất nhanh.
Loại rêu nhăn này nếu mọc lâu trong chậu có thể tự biến đổi thành rêu nhung, và loại rêu nhưng này bền hơn cả rêu nhung lấy ngoài đắp vào: (Trong hình là 1 cây được đắp bằng rêu nhăn, nhưng đang chuyển dần thành rêu nhung:







- Rêu bèo: Loại rêu này là do người chơi lấy 1 loại bèo như bèo hoa dâu đắp lên, loại này có thể trồng trên mặt chậu nhưng yêu cầu độ ẩm phải cao hay có thể thả cả xuống mặt nước trong tiểu cảnh. Nếu để ở nơi co nhiều nắng gắt sẽ đổi sang màu đỏ sẫm nhìn rất dịu và đẹp mắt.




2. Cách đắp rêu trên bề mặt cho đẹp và bảo quản.


Đắp rêu cũng đòi hỏi phải có kỹ thuật và cả mỹ thuật nữa thì nhìn bãi rêu mới đẹp tư nhiên và không có hại cho cây Bonsai:
- Về Kỹ thuật:: Khi đắp rêu phải đắp thành từng khóm (chúm) nhỏ, giữa các khóm có khoảng hở để cây có thể thoát nước nhanh trong trường hợp cây dư nước hoặc các khí độc sinh ra trong quá trình dinh dưỡng:
- Về Mỹ thuật::
Một bãi rêu quá bằng phằng nhìn quá đều đặn, giả tạo và không được tự nhiên:




Một bãi rêu đẹp nhìn phải hơi thiên nhiên chút: Các khóm rêu phải nhấp nhô, chập chùng không đều nhau:
Hay đối với các mô đất cao, khi đắp rêu nêu tạo cho mô đất thành những mô nhấp nhô như bậc thang để tránh bị gò cao và nhô lên như những ngôi mộ:
Cách bảo quản: Luôn giữ đất được ẩm ướt. Đối với những vườn ở trên sân thượng hay quá nắng, dùng dây nhôm cứng và lưới lan uốn thành 1 vòng gần khép khín theo miệng chậu để che nắng cho rêu.

3. Các loại cỏ phụ làm diểm nhấn cho bãi rêu:


Trong 1 bãi rêu nếu để đều đặn 1 loại thì đôi khi nhìn cũng chán mắt, ta có thể điểm thêm vài bụi cỏ khác loại để tạo điểm nhấn cho bãi rêu, hoặc phá nét đều đặn của bãi. Các loại cỏ hay dùng là:
- Thạch xương bồ: Loại này nhìn rất đẹp, có thể dùng để tạo như 1 cây con hay 1 rừng cây nho nhỏ so với tỉ lệ của rêu:
- Cỏ Nhật: Loại này hay bò lan tỏa rất mạnh, có lá rất đẹp và dễ sống
- Cỏ chỉ : có bông như bông cỏ nhìn rất hay. Loại này sinh sôi mạnh vô kể, chỉ cần 3 tháng là ăn kín cả mặt chậu, lấp cả rêu nên chú ý khi trồng loại này vì nếu trồng rồi thì không thể diệt được vì loại này ăn rễ khắp lòng đất:

LÂM NGỌC VINH
Diễn đàn Caycanhvietnam.com

No comments:

Post a Comment