Sư tử luôn khiến cho muôn loài đều kinh sợ, nhưng đứng trước tình mẫu tử của loài trâu, chúa sơn lâm cũng phải bị khuất phục.
Bán hoa - Trang tổng hợp tin tức, hình ảnh, video clip, bình luận, đánh giá mới nhất, cập nhật đầy đủ nhất 24h liên quan đến chủ đề Bán hoa.
Friday, April 29, 2011
Đẹp: Những trận đấu trước giao phối của loài ngựa
Những móng guốc mạnh mẽ được giương lên cao, lỗ mũi mở rộng hết cỡ hai con ngựa hoang Stallions bắt đầu bước vào cuộc chiến đầy uy quyền để được quyền giao phối trong mỗi mùa xuân hàng năm. Đó là một nghi lễ không thể thiếu của loài ngựa quen sống trong đàn khoảng 200 con, trong đó, những con đực phải chiến đấu để bảo vệ bạn tình của mình khỏi những kẻ ve vãn khác. Những cuộc chiến giữa các con vật mà trọng lượng của chúng có thể đạt tới gần tới nửa tấn này hẳn nhiên là không thể không có cảnh đổ máu. Nhưng kết quả là con đực thắng cuộc sẽ giành được quyền giao phối với đối tác, còn kẻ thua cuộc phải lén ra một chỗ khác liếm vết thương của mình. Đặc quyền cao quý hơn nữa dành cho kẻ thắng cuộc là nó không chỉ được quyền sở hữu một con cái mà có hẳn một "hậu cung" đông đảo từ 8 tới 9 con. Nó được phép sở hữu cả nhóm ngựa cái này đảm bảo khả năng di truyền của nó là cao nhất. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc nó sẽ phải không ngừng chiến đấu ngăn chặn những con đực khác tìm cách đòi được chia sẻ mỹ nữ của nó. Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Vedran Vidak, người đã dành nhiều ngày quan sát những sinh vật tuyệt đẹp này chiến đấu trong môi trường tự nhiên của chúng ở vùng núi Cincar của Tây Bosnia, đã gửi tới người đọc những bức ảnh tuyệt vời nhất từ cuộc chiến sinh tồn của loài ngựa hoang Stallions. Một cuộc giao chiến bằng móng guốc. Cuộc chiến giành quyền được duy trì nòi giống trên thảo nguyên Bosnia Những cú tấn công chết người luôn kèm theo tiếng hí vang khắp thảo nguyên mỗi mùa xuân. Con ngựa hoang giơ móng guốc tấn công vào cổ đối thủ. Một cái bắt tay giữa hai kẻ sĩ. Con ngựa tựa lên vai bạn sau một trận giao hữu. |
Theo Bee.net (Daily Mail) |
Wednesday, April 27, 2011
Thông tin về xuất khẩu mai vàng qua Mỹ:
Từ lâu nay nhiều người trồng mai vàng thương phẩm, những người sưu tầm mai cổ và các nhà vườn luôn quan tâm đến việc xuất khẩu mai vàng qua Mỹ. Đã có khá nhiều nguồn thông tin khác nhau về vấn đề này. Nhưng để khẳng định được thông tin chính xác có cơ sở thì chưa ai dám chắc.
Thiên nhiên và Con người xin trích dẫn bài viết Mai tết Sài Gòn đi Mỹ của Hoàng Bảy được đăng trên Sài Gon Tiếp thị. Bài viết tuy cũ nhưng chứa đựng thông tin khá đầy đủ về tiêu chuẫn của cây mai xuất khẩu qua Mỹ và các vấn đề liên quan . Xin trân trọng giới thiệu với các bạn!
Mai tết Sài Gòn đi Mỹ
Trong những ngày này, nhà vườn ở TP.HCM đang hối hả “tuốt” lại những chậu mai cho kịp bung ra thị trường tết Nguyên đán Kỷ Sửu. Năm nay mai tết không chỉ lên đường ra Bắc mà còn được nhà vườn tuyển chọn xuất khẩu sang Mỹ...
Ông Năm Đông, chủ vườn mai kiểng ở khu phố 7, phường Linh Đông, Thủ Đức hồ hởi: từ tháng 10 tới nay, tui đã xuất tổng cộng 500 chậu mai kiểng bonsai qua California và Hawaii (Mỹ) phục vụ Việt kiều đón tết.
Ông Năm Đông cho hay, lần xuất bán mai sang Mỹ gần nhất là cách đây ba ngày, số lượng 150 chậu, giá trung bình 3 triệu đồng/cây. Toàn bộ số mai nói trên được một Việt kiều ở Mỹ về mua. “Khách hàng đến trực tiếp vườn mai lựa chọn, rồi hai bên thống nhất số lượng và giá bán, thanh toán theo hình thức giao và trả tiền tại vườn”, ông Năm Đông nói. Trước khi xuất, theo ông Đông, mai được nhổ khỏi chậu, loại bỏ sạch đất, dùng bàn chải kỳ cọ trắng bong bộ rễ. Ông Năm Đông nói sở dĩ phải “tắm trắng” bộ rễ như vậy là vì nguồn đất trồng mai ở Việt Nam chưa được kiểm dịch, phía Mỹ không chấp nhận vì lo sợ lưu truyền nguồn bệnh. Tuy nhiên, không chỉ rửa sạch bộ rễ là “ok”, ông Năm Đông còn nói cây mai phải được tuốt sạch sành sanh từng cọng lá, xịt thuốc sát trùng khử nấm bệnh, tuyến trùng… rồi mới bó tròn, đóng vào thùng xốp. “Ra đến sây bay, cơ quan an ninh hàng không còn lục tung thùng ra quét máy soi laser, nếu an toàn dịch bệnh thì lúc đó cây mai mới được “đáp” máy bay sang Mỹ”, Năm Đông kể lại hành trình gian khó xuất khẩu mai.
Lấy được “giấy thông hành” đã khó, nhưng làm thế nào để khi qua đến đất Mỹ, cây mai vẫn còn sống, nở hoa đúng dịp tết, mang lại niềm vui cho bà con Việt kiều, theo ông Năm Đông đó mới là điều nan giải. Sau nhiều đêm trăn trở, nghiên cứu, cộng thêm kinh nghiệm mấy chục năm trong nghề trồng mai, Năm Đông nảy ra sáng kiến dùng bông gòn quấn chặt vào rễ, gốc cây mai, sau đó tưới nước giữ độ ẩm. “Cách làm này có thể giữ cho cây mai không bị khô rễ 2 – 3 ngày, Việt kiều mua về bỏ vào chậu, cho đất vào chăm sóc, cây mai sẽ sống tốt trở lại bình thường”, Năm Đông khẳng định.
“Bằng cách nào để mai có thể nở hoa trong điều kiện khí hậu lạnh, có lúc xuống âm độ như ở Mỹ?” – “Phải lảy lá trước khoảng một tuần cho mai bung nụ, tỷ lệ 20 – 25%, để khi tới Mỹ thì cây mai vẫn còn bông “made in Vietnam”. Bởi ở Mỹ lạnh như vậy, cây mai không tài nào bung nụ được”. Tất nhiên, ông đã căn dặn kỹ lưỡng khách hàng rằng khi bán phải hướng dẫn cho bà con Việt kiều để chậu mai vào chỗ khuất trong nhà, đóng kín cửa, thắp đèn hoặc lò sưởi ấm mai. “Nếu duy trì nhiệt độ 25 – 30oC, mai sẽ bung nụ được”, Năm Đông khẳng định như vậy.
Ông Nguyễn Văn Ngã, chi cục trưởng chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II Mai thuộc loại kiểng được Mỹ cho phép nhập khẩu Cây mai không thuộc nhóm danh mục loài thực vật hoang dã quản lý phụ lục của Công ước quốc tế (Cites) nên được phép xuất khẩu. Muốn xuất khẩu mai kiểng phải có hai loại giấy phép: một của cơ quan kiểm dịch động thực vật nước nhập khẩu cấp và một của trung tâm Kiểm dịch thực vật (bộ NN&PTNT) Việt Nam cấp; ở TP.HCM thì do chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II cấp. Theo quy định của cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS), cây kiểng muốn xuất vào nước Mỹ phải loại bỏ sạch đất, lá; có giấy chứng nhận kiểm dịch sạch sâu bệnh, tuyến trùng của nước sở tại. |
Nhưng để mai đi Mỹ cũng không dễ dàng, ông Bảy Sơn, một đại gia trồng mai khác ở Linh Đông, Thủ Đức tâm sự: năm 2001 từng bán mai cho một số Việt kiều Mỹ về mua, nhưng mấy năm nay không dám nhận hợp đồng nữa. Bởi theo ông, để tuyển chọn được một chậu mai đủ tiêu chuẩn xuất qua Mỹ, nhà vườn phải dày công một nắng hai sương, có khi “o bế” ba bốn năm kể từ lúc ghép cây mai vào chậu mới “ra lò” được một chậu mai ưng ý.
Mai tết “đáp” xe, tàu ra Bắc
Không cho mai “xuất ngoại” thì ông Bảy Sơn lại tìm thị trường nội địa, đó là các tỉnh phía Bắc tiêu thụ mai. Năm nay, ông thuê hẳn một khu đất rộng ngay dưới chân cầu Gò Dưa, đường Kha Vạn Cân, Thủ Đức làm nơi “tập kết” 4.000 chậu mai kiểng bonsai chờ tới ngày 17 tháng chạp tới đây xuất ra Hà Nội. Ông Bảy Sơn cho biết, đây là số mai ghép bonsai “độc” nhất, được ông tuyển chọn trong cả vườn mai vài ngàn chậu xuất khẩu ra thị trường phía Bắc nhằm tránh “đụng hàng” với mai của các “đại gia” miệt vườn từ các tỉnh miền Tây, miền Đông và miền Trung đưa ra. Ông Sơn giải thích: chơi mai bây giờ không chỉ là để làm đẹp nhà cửa trong ba ngày xuân mà còn là dịp chứng tỏ sự ăn nên làm ra của một số người trong dịp tết nên mai phải càng lạ, càng độc đáo thì mới được giá. Năm nay dù kinh tế khó khăn nhưng ông Bảy Sơn vẫn quyết định chọn hàng cao cấp, có giá từ 1 triệu đồng trở lên mỗi chậu đưa ra “tranh tài”.
Nói là xuất khẩu mai tết, nhưng hầu hết nhà vườn trồng mai đều thừa nhận chỉ bán qua trung gian, chờ khách hàng tới vườn đặt mai, thoả thuận số lượng, giá cả thì lúc đó cây mai mới có đầu ra. Ông Bảy Sơn, nhà vườn nhiều năm bán mai tết ra Hà Nội thừa nhận: không thể đưa mai ra Hà thành bán trực tiếp vì một mặt do số lượng quá ít, mặt khác không thể túc trực bán lẻ từng cây mai được. “Chỉ có những thương lái sống ở Hà Nội, quen thị trường, quen mối bán mới có đủ lực vào gom mai tết đem ra Bắc”, theo ông Bảy Sơn, đây cũng là nguyên nhân khiến giá mai tết đến tay người dân Hà Nội thường đắt hơn 30 – 40% so với giá tại vườn.
Hoàng Bảy
(Sai Gon Tiep Thi)
Monday, April 25, 2011
Chuyện bi hài có thật về đôi chim chích.
Trong thế giới loài vật cũng có lắm chuyện cười ra nước mắt. Câu chuyện có thật sau đây về loài chim là một chuyện bi hài như thế.
Sân vườn nơi tôi làm việc, đang được tạo lập, đến nay chưa phải có nhiều cây xanh nhưng vẫn có rất nhiều chim chóc đến làm tổ. Người ta bảo “đất lành chim đậu”. Tôi đã bằng mọi cách can ngăn anh em không ai được bắt, phá và tạo mọi điều kiện để cho lũ chim an toàn. Có lẽ nhờ thế mà gần đây chim về làm tổ rất nhiều. Đến nay thì đã có đến gần chục cái tổ như thế. Có tổ được làm trên ngọn cây cao nhưng cũng có cái khá thấp và lộ. Phần lớn đều là chim chích (chim sâu), chim mỏ già, chim mía, thỉnh thoảng có cả đàn cò trắng về ngũ đêm rồi sáng ra bay đi mất… Càng ngày, lũ chim ở sân vườn cơ quan tôi càng bạo dạn và tỏ ra khá thân thiện hơn với mọi người…
Con chim non trong tổ bằng giấy vụn, hàng ngày chờ “mẹ nuôi” về đút mồi
Con chim non trong tổ bằng giấy vụn, hàng ngày chờ “mẹ nuôi” về đút mồi
Trong số chim về làm tổ, chúng tôi thường xuyên để ý đến một đôi chim chích. Đó là loài chim bé xíu, chuyên ăn sâu bọ, nên có nơi người ta còn gọi chúng là chim sâu. Cũng vừa để chỉ món ăn khoái khẩu của chúng nhưng cũng vừa cho thấy thân hình bé tẹo của nó…
Đôi chim cần mẫn tha rác về làm tổ trong một lùm cây. Rồi một vài tuần sau người ta nghe tiếng chim con kêu chí chít. Ai cũng có một cảm giác yên bình dễ thương. Không ai bảo ai, dù tổ chim làm khá thấp, không cao quá đầu người nhưng không ai muốn làm chim sợ nên chỉ quan sát đôi chim từ xa mà thôi.
Đôi chim cần mẫn tha rác về làm tổ trong một lùm cây. Rồi một vài tuần sau người ta nghe tiếng chim con kêu chí chít. Ai cũng có một cảm giác yên bình dễ thương. Không ai bảo ai, dù tổ chim làm khá thấp, không cao quá đầu người nhưng không ai muốn làm chim sợ nên chỉ quan sát đôi chim từ xa mà thôi.
Thế rồi, điều không may xảy ra cho gia đình bé nhỏ của đôi chim. Cơn giông đầu mùa đã làm rơi cái tổ chim xuống đất và vỡ tan tành, lộ ra 1 chú chim non. Mọi người xuýt xoa thương cho con chim bé nhỏ, hồn nhiên kia. Nhưng kìa! Chú chim con trông rất khác so với bố mẹ của chúng. Bộ lông chú vằn vện nâu đen kiểu lông chim sẻ nhưng điều đặc biệt hơn cả là thân hình to khỏe của nó so với cái bé tẹo của đôi chim chích bố mẹ. Đem chuyện lạ này hỏi vài người dân xung quanh tôi rất bất ngờ được biết con chim non kia không phải là… con ruột của đôi chim chích mà nó chính là con đẻ của một loài chim mà người địa phương gọi là “chim giữ vịt”. Đó là loài chim có trong truyện cổ tích Việt Nam “năm cô sáu cột” hay “bắt cô trói cột”. Ở quê tôi thì người ta kể nhau nghe câu chuyện tương tự nhưng lại là sự tích “bớ con giữ vịt”. Chính lũ chim “giữ vịt” này đã lẻn vào ăn hết trứng của đôi chim chích và … đẻ trứng của mình thay vào đó. Đôi vợ chồng chim chích vô tư ấp nỡ rồi cẫn mẫn tha mồi nuôi con.
Lại nói về chuyện cái tổ chim. Sau khi bị gió lốc làm hỏng, thấy con chim non bé bỏng tội nghiệp, mọi người đã lấy giấy vụn làm cho nó một cái tổ đặt trong cái chậu cảnh bỏ không, ngay dưới tán cây từng có tổ của nó. Ngay sau đó đôi chim bố mẹ đáng thương kia vẫn không từ bỏ việc nuôi con. Ngày ngày chúng vẫn cứ thay nhau rình rập, vừa bảo vệ, vừa mớm mồi cho con chim non. Thậm chí cả khi con chim non lớn đến gấp đôi ba lần mình mà đôi chim đáng thương kia vẫn cứ cần mẫn tha mồi mà không hề biết là đây là dòng máu của kẻ cướp bạo tàn.
Con chim mẹ bé tí tẹo đang tha mồi nuôi “con”.
(Do không chuẩn bị máy kịp, ảnh săn được bằng điện thoại di động)
Nghe chuyện bất bình có người đã muốn bắt chú chim non kia phải đền tội nhưng nhiều người can ngăn nên thôi. Họ bảo chú đâu có tội tình gì (?)… Trời ạ! Trong chuyện này chú chưa có tội nhưng vốn mang trong mình dòng máu của kẻ sát nhân, liệu sau này khi trưởng thành nó sẽ không gây nên tội ác ?.
Cái ác thật kinh khủng ngay cả trong thế giới của loài vật, cả trong loài chim vốn được cho là thế giới của sự…vô tư và hồn nhiên bậc nhất thế gian này (?).
Các bạn nghĩ gì về câu chuyện có thật này?.
Các bạn nghĩ gì về câu chuyện có thật này?.
Tam Kỳ, 6/2010
Lê Thạnh – Dailoc – Comaihoa
ẢNH KHỎA THÂN: MONG MANH THANH – TỤC!
Nhà văn Chu Lai gửi đến diễn đàn “Ảnh khỏa thân: Mong manh thanh – tục!” của Báo NLĐ Online bài viết cảm nhận của riêng ông về ảnh nude và sự hài hòa – chông chênh của nó đối với cảm thức thẩm mỹ và cuộc sống con người.
Vâng! Người nghệ sĩ có thể vận dụng cái vẻ đẹp thánh thần tuyệt mỹ đó để muốn nói, muốn gửi một thông điêp gì cho mai hậu, cho hôm nay, kể cả thông điệp bảo vệ môi trường nhưng giữa cảnh sắc môi trường và thân thể cô gái không một mảnh lá che thân sao có cái gì cứ chống đối, cập kênh, đối chọi như chẳng ăn nhập gì vào nhau cả.
Tôi từ lâu đã nghĩ, vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ là vẻ đẹp thiêng liêng và bí hiểm. Một vẻ đẹp mà từ đó không biết bao nhiêu những cảm hứng thi ca, hội họa, cảm hứng sống đã được hình thành và tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử con người.
Thế rồi bỗng một ngày có ai đó mang cái bí hiểm đó ra bày biện giữa nắng trời, xoay ngang xoay ngược, đảo lên đảo xuống thì còn gì là linh thiêng nữa. Nó sẽ trở nên trần trụi, buông tuồng, suồng sã, nó sẽ phá vỡ cái cảm hứng tò mò thẩm mỹ mang giới tính muôn đời của con người và khi đó, chao ôi, khoảnh khắc ấy sao bỗng cảm thấy cuộc đời, con người nó trồi lên cạn cợt dường này.
Vâng! Non sông, cảnh sắc nước ta cẩm tú thật, một vùng sơn cước Mộc Châu lại càng phiêu bồng nhưng người dễ tính nhất, đã tình nhất khi xem những bức ảnh cô gái trần trụi oằn oại, vặn vẹo trên cái nền xanh mướt mát đó lại chả thấy gợi lên một chút bảo vệ môi trường nào. Ai lại bảo vệ kiểu đó, thiếu gì hình ảnh, biểu tượng có thể đánh thức cảm hứng bảo vệ cứ gì cứ phải nồng nàn, soi sói màu da thịt đó.
Chính thế mà người và cảnh phá nhau. Cảnh bị chìm đi, người thì trồi lên nhưng nhức để rồi sau đó là những cái chau mày khó chịu.
Phá cách ư? Một kiểu thời trang ư? Người thực hiện biện luận như thế nhưng người xem lại không cho là như thế, có cái gì như đi trái với các định đề về bản chất cái đẹp, về những suy nghĩ lành sạch tinh khiết vốn đã ấp ủ trong mỗi cảm nhận con người. Có cái gì như chạm đến một chút lòng tự trọng của nữ giới và tóm lại là gây một sự phản cảm không thanh minh được.
Cái lỗi này tại nguyên mẫu một phần nhưng lỗi tại người cầm máy ảnh lại nhiều hơn. Bởi con người có muôn nẻo cách tiếp cận đời sống nhưng tiếp cận méo mó, buông tuồng, tự nhiên chủ nghĩa thì đó lại không phải là một cách ứng xử mang tính tôn trọng con người, tôn trọng đạo lý, nếp sống Việt Nam có tự ngàn xưa.
Giống như trong văn chương, anh có thể mặc sức đi vào sân chơi dục tính nhưng đi như thế nào để nâng con người lên chứ không phải dìm con người xuống.
Nhà văn CHU LAI
Lõa lồ giữa thiên nhiên
Mỗi lần có một shot hình nhạy cảm tung lên mạng là y như rằng khổ chủ lên tiếng thanh minh, giải thích này nọ và nhất là đều khẳng định: Tôi không đem thân thể mình ra để PR một cách rẻ tiền như vậy. Nhưng cứ thấy họ lao vào thực hiện. Cụ thể là vụ ảnh “bảo vệ môi trường” của người mẫu Ngọc Quyên đang bị dư luận chỉ trích mạnh mẽ.
Ảnh khỏa thân: Mong manh thanh - tục!
Người mẫu Phan Như Thảo: Có điều kiện, tôi cũng chụp
Ý kiến của mỗi người mỗi khác
Ngọc Quyên có ý tưởng khỏa thân để kêu gọi bảo vệ môi trường. Ảnh: Tô Thanh Nghiệp
Chưa kể, nhiều người cho rằng bộ ảnh được gắn ghép một phần ảnh chụp từ studio vào ảnh chụp thiên nhiên đâu đó. Không cần nhìn kỹ, từng tấm ảnh cũng tự tố cáo điều ấy, từ cách đứng, cách ngồi, cách đưa tay… của Ngọc Quyên chạm vào “bối cảnh” dường như được tạo dựng với sự hỗ trợ đắc lực của công cụ photoshop!
Ý kiến của mỗi người mỗi khác
Tôi có biết việc Ngọc Quyên chụp loạt ảnh khỏa thân này và cũng đã xem. Nhìn chung, việc đánh giá đẹp hay xấu là tùy theo nhìn nhận của mỗi người. Có thể tôi thấy những tấm ảnh đó là đẹp nhưng một số người khác lại không nghĩ như vậy, khó có thể bắt buộc mọi người theo một ý kiến nào đó. Việt Nam mình vẫn chưa quen với việc người mẫu thoát y nhằm một mục đích nào đó nên việc chỉ trích là tất yếu. Thậm chí, có thể nhiều người không tin rằng người mẫu thực hiện chỉ với mục tiêu bảo vệ môi trường vì cho rằng ai làm việc gì cũng cố gắng sinh lợi. Nhưng một bộ ảnh dù được khen hay chê mà gây sự chú ý của công chúng thì cũng xem như một bước thành công. Nếu sau này có cơ hội cũng như điều kiện, tôi cũng muốn thực hiện một bộ ảnh với mục đích như thế nhưng sẽ lựa chọn bối cảnh, người chụp và góc độ khác.
Người mẫu Tăng Bảo Quyên: Tôi không hứng thú...
Quyên chưa nghĩ đến việc chụp loại ảnh này
Tôi chưa xem được loạt ảnh của đồng nghiệp Ngọc Quyên nhưng trước khi loạt ảnh ra mắt cũng có nghe bạn bè nói. Theo tôi, việc đánh giá mỗi bức ảnh tùy thuộc mỗi cá nhân, cách nghĩ của mỗi người. Tuy nhiên, việc chụp ảnh này không dễ, chụp nude nghệ thuật càng khó hơn. Riêng bản thân tôi không có ý định cũng như hứng thú với dạng ảnh này.
Nhiếp ảnh gia Hạo Nhiên: Ý tưởng tốt, nhưng...
Tôi nghĩ rằng để tạo ra được một loạt ảnh như vậy, người mẫu và êkip đã cố gắng rất nhiều, phải đầu tư công sức và tiền bạc. Thể loại ảnh này rất khó thực hiện ngoài người mẫu, cảnh trí, ý tưởng còn bao gồm nhiều yếu tố khách quan khác. Nếu loạt ảnh thực hiện với mục đích “bảo vệ môi trường” như Ngọc Quyên nói thì tôi đề cao ý tưởng này. Do ý tưởng khá mới mẻ nên tạo nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, loạt ảnh có ý tưởng, có cảnh trí nhưng còn thiếu một yếu tố nào đó để truyền tải riêng, chưa nói hết được ý của mình.
Nhà thơ - nhà báo Đỗ Trung Quân: Một thông điệp thất bại
Nhà thơ Đỗ Trung Quân
Ranh giới giữa nghệ thuật và sự trần trụi của một tác phẩm ảnh là vô cùng mong manh. Chỉ cần chệch một chút là nghệ thuật biến thành sự trần trụi và ngược lại.
Trong lĩnh vực hội họa có nội dung về tranh nude (khỏa thân), có chuẩn mực về sự hài hòa giữa màu sắc, ánh sáng và bố cục… Trong nhiếp ảnh khỏa thân cũng vậy, nhiệm vụ của người nghệ sĩ là phải làm thế nào để kết hợp tốt 3 yếu tố trên nhằm đạt đến sự mỹ cảm cao nhất của tác phẩm, để nhìn vào đó không còn thấy sự tục tĩu. Và tác phẩm phải toát lên thông điệp ngầm nhờ khai thác tốt vẻ đẹp đường nét của cơ thể.
Ảnh khỏa thân của người mẫu Ngọc Quyên. Ảnh: Tô Thanh Nghiệp
Rất tiếc là không phải người mẫu nào cũng đủ khả năng hiểu được vẻ đẹp của đường nét cơ thể, dù họ đang sở hữu một cơ thể đẹp. Ngọc Quyên là một người mẫu có hình thể đẹp nhưng bộ ảnh khỏa thân giữa thiên nhiên của cô vừa công bố mới đây đã không toát lên được vẻ đẹp đó; ngược lại bị lọt thỏm, lạc lõng giữa thiên nhiên.
Khi bộ ảnh khỏa thân này được công bố, nhiều người có ý kiến cho rằng việc chụp và chia sẻ rộng rãi ảnh nhạy cảm như vậy là không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Tôi cho rằng không nên nghĩ như vậy vì cụ thể, trong trường hợp này chúng ta đánh giá về một “sản-phẩm-đang-bị-hiểu-nhầm-là-tác-phẩm” chứ không phải nhận xét về một lối sống. Nếu cho rằng lối sống như vậy là đáng lên án thì đâu cần phải đợi đến bộ ảnh khỏa thân mà bất cứ cô gái nào ăn mặc hở hang, hớ hênh xuất hiện nơi công cộng là đã có thể bị điều tiếng ngay rồi!
Qua bộ ảnh “nuy” của Ngọc Quyên, nếu những người trong cuộc muốn mượn đó để gửi gắm thông điệp về bảo vệ môi trường hay yêu chuộng thiên nhiên… gì đó thì đấy là một thông điệp thất bại hoàn toàn. Tôi không nghĩ rằng người mẫu ảnh có một mục đích nào đó khác, chẳng hạn như tạo scandal – nhưng nếu có thì điều đó thật uổng vì bản thân người mẫu ấy đã có tên tuổi.
M.Khuê - A.Q
Theo lời cô, bộ ảnh này được thực hiện ở cao nguyên Mộc Châu lạnh giá. Cô và ê-kíp của nhiếp ảnh Tô Thanh Nghiệp (lại… Tô Thanh Nghiệp) đã tự bỏ tiền túi ra làm, dù trước đó, có lời mời cô chụp ảnh nude với giá cao nhưng cô từ chối! Bối cảnh rừng núi, thác nước thực sự cũng hút mắt, làm nổi bật thân thể không một mảnh vải che chắn của Ngọc Quyên. Người khen. Kẻ chê. Nhưng, đa số là không cảm nhận được thông điệp mà Ngọc Quyên muốn nói: Hãy bảo vệ môi trường như bảo vệ chính bản thân mình!
Tuy nhiên, chi tiết đó không đáng trách bằng cách cô chọn để lên tiếng về bảo vệ môi trường. Chẳng có tiếng nói tích cực nào ở đây cả. Bởi vì, để kêu gọi mọi người tham gia bảo vệ môi trường không cần thiết phải… cởi truồng! Ngọc Quyên nói, cô học tập từ người nước ngoài, họ cũng khỏa thân để bảo vệ môi trường, họ làm được sao mình không làm được?
Các sao nữ khỏa thân kêu gọi phụ nữ phòng chống ung thư vú trong chiến dịch "Dải lụa hồng thay đổi số phận”
Người nước ngoài họ làm công việc này như thế nào? Người mẫu nổi tiếng của Brazil – Ginsele Bundchen – tham gia hỗ trợ kế hoạch của Tổ chức SOS Mata Atlantica nhằm trồng 25.000 cây thuộc 100 chủng loại cây rừng có thể bị phá hủy, theo một chiến dịch hẳn hoi được tuyên truyền trước đó nhiều tháng. Khi tạo được sự chú ý cho hoạt động này, cô mới chính thức thực hiện hình ảnh và cô đã khỏa thân với những dây leo quấn chung quanh thân hình tuyệt đẹp của mình!
Gisele Bunchen - siêu mẫu nổi tiếng của Brazil đã chụp những bức ảnh khoả thân tuyệt đẹp giữa rừng
Những ngôi sao điện ảnh châu Á như Ninh Tịnh, Hắc Lôi, Phạm Băng Băng, Mao A Mẫn, Huống Tri Hy… cũng từng chụp ảnh khỏa thân 100% để kêu gọi phụ nữ chống căn bệnh ung thư vú. Đây là cả một chiến dịch và được thực hiện đều đặn mỗi năm bởi tạp chí danh tiếng chuyên về sức khỏe Trends Heath, có tên gọi “Dải lụa hồng thay đổi số phận”. Ảnh khỏa thân của các người đẹp này xuất hiện trên bìa báo khổ lớn và không phải lồ lộ trống hoác mà được làm mềm mại hơn, thanh khiết hơn bởi sợi dây lụa màu hồng – tên gọi của chiến dịch – bay vờn như có như không.
Christian Serratos trong bức ảnh tuyên truyền bảo vệ động vật
Ở châu Âu, tổ chức hoạt động vì môi trường mang tên Hòa Bình Xanh có quy mô rộng lớn cũng từng thực hiện những chiến dịch gây sốc mạnh mẽ để kêu gọi con người trên khắp hành tinh hãy chung tay bảo vệ trái đất thân yêu, bảo vệ môi trường sống: khỏa thân với bắp cải, khỏa thân với rong biển, thậm chí khỏa thân với rác! Láng giềng của chúng ta, những người mẫu Thái Lan cũng khỏa thân trong chiến dịch chống đối xử tàn tệ với súc vật, nhưng vẫn che chắn thích hợp với những trái ớt – ngầm hiểu là những cư xử cay độc!
Còn Ngọc Quyên, cho xuất hiện những tấm ảnh mà người xem chỉ thấy được rất rõ Ngọc Quyên đang lõa lồ giữa thiên nhiên.
Khi học tập ai, học tập ở họ điều gì, cần học đến nơi đến chốn. Đừng để mình phải nói một câu kém cỏi: Tôi là người mẫu, tôi chỉ có khuôn mặt và thân thể nên chỉ biết cống hiến như vậy!
Dư luận lên tiếng hết sức gay gắt phản đối bộ ảnh này, không phải vì đụng chạm thuần phong mỹ tục mà vì cô đã lấy mục đích tốt đẹp ấy để làm cái cớ phục vụ cho “tham vọng” cá nhân: Cô muốn cho mọi người biết Ngọc Quyên khỏa thân cũng không thua kém ai!
Về mặt quản lý môi trường hoạt động văn hóa văn nghệ, đây chính là “khu vực” đáng được bảo vệ. Hàng loạt người mẫu ngang nhiên tung ảnh khỏa thân lên mạng! Họ không phải “lộ hàng” nữa và thậm chí không còn có chút e dè. Nếu không có sự “tiếp tay” của ai đó, làm sao các người mẫu này có điều kiện để… khoe thân. Trong khi đó, trên sàn diễn, ca sĩ ăn mặc khiêu khích là có thể bị phạt tiền triệu! Thực sự báo động!
Bạch Mai
Sunday, April 24, 2011
Friday, April 22, 2011
Thursday, April 14, 2011
Thiên nga xòe cánh dưới nắng hoàng hôn
Thiên nga xòe cánh dưới nắng hoàng hôn, ong miệt mài hút phấn hoa, chim hồng hạc ngã trắng bụng... là những hình ảnh về động vật ấn tượng nhất trong tuần qua. Những con thiên nga với bộ lông trắng muốt đang nghỉ ngơi dưới ánh nắng hoàng hôn trên một cánh đồng ở Đức. Một con nai sừng tấm đang đứng giữa một đồng cỏ gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (Ukraine) khoảng 30 km. Một con vượn tay trắng đang cùng đứa con 2 tuần tuổi đu dây từ cây này sang cây khác tại vườn thú Ramat Gan gần Tel Aviv (Israsel). Đây là lần đầu tiên loài vượn này sinh con ở vườn thú Ramat Gan sau 11 năm. Cá sư tử khoe sắc ngoài bờ biển phía đông của Mỹ. Mặc dù loài cá sư tử có nguồn gốc từ Tây Thái Bình Dương, nhưng loài cá này bắt đầu xâm lấn sang vùng biển Đại Tây Dương của Mỹ và sang vùng biển Caribbean từ những năm 1980. Hình ảnh một con cáo bay đầu xám đang trở về tổ ở tây Sydney, Australia. Đây là loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng và cần được bảo vệ. Một con voi đang ăn lá cây tại khu bảo tồn quốc gia Tsavo East, Kenya. Những con voi tại khu bảo tồn này được đeo một thiết bị theo dõi bằng công nghệ GPS giúp chúng tránh khỏi nguy cơ bị săn trộm để lấy ngà. Một con ong đang miệt mài hút phấn hoa tại một khu nghỉ dưỡng gần bãi biển Shell, California, Mỹ. Hàng nghìn con chim hải âu lớn Laysan bị chôn vùi dưới đống đất cát sau trận sóng thần tấn công công vào hòn đảo Midway, Thái Bình Dương. Một đàn chim sáo đá đậu kín dây điện gần một trang trại ở Dungeness, Anh. Một thợ chụp ảnh đã dùng gấu để thu hút khách tại Elbasan, Albania. Hình ảnh một loài kỳ giông quý hiếm tại vườn thú Bronx ở New York, Mỹ. Hàng chục nghìn con cá thuộc nhiều loài khác nhau đã tập trung về bờ biển Acapulco, Mexico do ảnh hưởng từ trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản. Một nhân viên của công viên hoang dã Blair Drummond (Anh) đang thay một lớp cỏ mới cho những con meerkat. Một chú chim hồng hạc đã bất ngờ bị ngã ngửa trong một bể nước vườn thú Moscow (Nga). |
Ong mật miệt mài hút phấn hoa mai (Ảnh Lê Thạnh – Comaihoa) |
Subscribe to:
Posts (Atom)